Cà tím là gì? Cách trồng cà tím

Cà tím là gì? Cách trồng cà tím sẽ cung cấp cùng các bạn những thông tin liên quan đến cà tím cùng cách trồng cụ thể. Hãy cùng meoonline.vn dành ra vài phút theo dõi bài viết sau đây để rõ hơn bạn nhé!

Tìm hiểu về cà tím

1. Cà tím là gì? 

Cà tím hay cà dái dê (danh pháp hai phần: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.

Cà tím là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm (16 - 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.

Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ôvan thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm..

2. Lịch sử cà tím 

Cà tím là một loại rau ăn quan trọng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Nó được trồng tại miền Nam và miền Đông châu Á từ thời tiền sử, nhưng chỉ được thế giới phương Tây biết đến không sớm hơn khoảng thập niên 1500.

Có hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho nó, nhưng lại thiếu các tên gọi Hy Lạp và La Mã cổ. Tài liệu đã chỉ ra rằng nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực Địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, Australia và Canada. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính.

Cà tím là gì?

Cách trồng cà tím ra sao?

1. Thời vụ trồng cà tím 

Cà tím ó thể trồng được quanh năm. Nên sử dụng giống cà của các Công ty hoặc giống địa phương có vỏ nâu. Lượng giống cần trồng cho 1 ha là 50 – 60 gam (tùy độ nẩy mầm). Với mật độ khoản 9.000 – 15.000 cây/ha  

2. Làm luống và bón phân cho cà tím 

Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 

Phân chuồng: 30tấn, Supe lân/lân vi sinh: 300 – 500kg, NPK: 600 – 800kg, Urê: 200kg, Kali: 250kg.

Cách bón phân:

  • Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân 1/5 lượng phân hóa học khác.
  • Bón thúc: Chia đều lượng phân còn lại 4 - 6 lần, nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.

Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Micracle – Gro, Yogen, … theo nồng độ ghi trên nhãn  

3. Cách trồng cà tím: Giai đoạn chăm sóc

  • Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
  • Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
  • Cắm chà: Do cà tím cho thời gian thu hoạch dài tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, nên cắm chà để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc thu hoạch  
  • Tỉa nhánh: Tỉa bỏ những nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh để dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít sâu bệnh.

Chăm sóc cà tím

4. Cách trồng cà tím: Giai đoạn phòng trừ sâu bệnh

Một số sâu bệnh hại chính trên cà tím và cách xử lý như sau:

- Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rải quanh gốc.

- Sâu xanh: Atabron, Biocin, Dipel… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.  

- Bệnh phấn trắng trên trái: Kumulus, Dithane – M45, Derosal, Topsin,… phun sớm khi cây vừa mới nhiễm bệnh, có thể phun phòng khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như mưa dầm, sương mù, mưa nắng xen kẽ, kết hợp với tỉa bỏ trái bệnh. Đồng thời tỉa bớt nhánh, lá già, thoát nước, cắm chà, giăng dây để giảm ẩm độ trong ruộng.

- Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

5. Cách trồng cà tím: Giai đoạn thu hoạch  

Sau khi trồng cà tím thì 50 – 60 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2 -3 ngày thu 1 lần.

Như vậy là trong phần chia sẻ trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cà tím là gì? Cách trồng cà tím. Chúc bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm để trồng cà tím nhé!

Xem thêm bài viết : 

>> Kĩ thuật trồng dưa bao tử 

>> Kĩ thuật trồng dưa hấu 

>> Kĩ thuật trồng cây su su

Bài viết liên quan

Back to top button
Close
Close