Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ

Mỗi một giai đoạn của thỏ sẽ có những đặc điểm diễn biến khác nhau. Nếu bạn đang chăn nuôi thỏ hoặc có nhu cầu muốn tìm hiểu thì bài viết dưới đây meoonline.vn xin được tư vấn cặn kẽ. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ qua từng thời kỳ.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ qua từng thời kỳ

1. Đặc điểm trong thời kỳ bú mẹ

Tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thỏ bú mẹ bắt đầu ngay từ khi còn ở tử cung. Chăm sóc thỏ chửa là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của thai và chất lượng của thai ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ con sau này. Nếu thỏ cái có chửa mà không được cung cấp dinh dưỡng tốt, con mẹ phải sử dụng dinh dưỡng của bản thân nuôi thái, làm suy nhược cơ thể mẹ và sức sống đàn con cũng giảm sút vì sữa mẹ kém.

Thỏ con theo mẹ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn so với nhu cầu(25-28 độ c) thỏ con ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biên màu, tỷ lệ chết cao. 

Thỏ sơ sinh nặng 45-55 g, đỏ hỏn, không có lông, nhắm mắt. Sau 1 tuần bộ lông mịn, mỏng đã phủ hết mình. Thỏ con mở mắt vào 9-12 ngày tuổi. Thỏ đẻ nhiều con thì thỏ con mở mắt muộn hơn so với ít con. Lúc 3 tuần tuổi, thỏ con đã đạt 200-300 g và ra khỏi ổ đẻ, tập ăn thức ăn của mẹ. 

2. Đặc điểm trong thời kỳ sau cai sữa

Trong đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ thì thời kỳ sau cai sữa cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm. Theo đó thỏ con sau cai sữa vài ngày thì sẽ thích ứng ngay với môi trường mới.

Những cá thể nào tốt, khoẻ mạnh thì lớn nhanh. Thường nó phụ thuộc vào giống và chế độ nuôi dưỡng, mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt khối lượng xuất thịt có khác nhau. Lúc 10-12 tuần tuổi, tốc độ tăng trưởng của thỏ giảm dần. Cần xuất thịt vào thời điểm này, vì tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao. 

Khả năng tăng trọng của cá thể độc lập với hệ số di truyền ở giai đoạn 7-11 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của môi trường sau cai sữa.

Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt đầu giảm, cơ thể lúc này đã bắt đầu phát dục. Cho nên, việc xác định khả năng tăng trọng cá thể trong giai đoạn 7-11 tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính trạng sinh trường là phù hợp và quan trọng nhất.

3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ thời kỳ phát dục, thành dục

Với thời kỳ phát dục:

Thỏ thường phát dục vào lúc 14-16 tuần tuổi. Việc cho giống và nuôi nhốt cá thể nên bắt đầu từ lúc 14 tuần tuổi. Nếu nhốt chung chúng sẽ cắn nhau, ảnh hưởng đến tăng trọng của chúng, thỏ cái sẽ bị chửa giả. Khi thỏ phát dục chúng có thể phối giống được, nhưng khó thụ thai. Nếu thỏ cái có chửa thì vẫn đẻ và nuôi con được nhưng sức đề kháng của đàn con và mẹ sẽ giảm sút hơn.

Với thời kỳ thành dục:

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ ở thời kỳ thành thục về tính dục có nghĩa là cả đực và cái đều có khả năng phối giống, thụ thai và dưỡng thai tốt, đảm bảo khả năng sinh sản bình thường, đều đặn trong đời sống của chúng.

Thỏ thành thục khi khối lượng của nó đạt 75-80% khối lượng trưởng thành. Lứa tuổi thành thục của thỏ từ 5-6 tháng tuổi, lúc này nên cho phối giống lần đầu.

Đặc điểm tiêu hoá của thỏ 

Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ thì chúng ta cũng nên quan tâm đến đặc điểm tiêu hóa của thỏ. Ở đây trong đường ruột của thỏ tạo thành 2 loại phân: Loại phân bình thường viên tròn, cứng, thỏ không ăn thì gọi là phân cứng. Còn một loại phân mềm, nhiều viên nhỏ, mịn, dinh kết vào nhau. Khi thải ra đến hậu môn thì thường được thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt chửng vào dạ dày và trộn lẫn với chất chứa dạ dày. Và sẽ đẩy dần vào ruột non và được hấp thụ các chất dinh dưỡng ở đó mà đặc biệt là vitamin B. Trường hợp này gọi là thỏ ăn phân lại. Thành phần hoá học của 2 loại phân này có khác nhau rõ rệt.

Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân đêm. Như vậy thỏ ăn phân mềm trong môi trường yên tĩnh. 

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ cũng thể hiện thông qua nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Ở mỗi giai đoạn thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau:

1. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ sinh trưởng 

Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là khí hậu, tỷ lệ dinh dưỡng, tỷ lệ chất xơ, trạng thái sức khoẻ v.v. Khả năng tăng trọng của thỏ sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào protein. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ sinh trưởng là rất quan trọng

2. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ giống 

Ngoài nhu cầu dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể, thỏ giống trưởng thành cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sinh sản, sản xuất tinh trùng, nuôi thai, tiết sữa. Đôi với thỏ cái có chửa và đặc biệt khi cho con bú việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và protein rất quan trọng. Khi cho đẻ liên tục thì cả hai giai đoạn nuôi thai và tiết sữa trùng lặp thì nhu cầu dinh dưỡng phải được tăng lên, cân đối phù hợp. 

3. Nhu cầu chất xơ của thỏ 

Chất xơ thô là thành phần không thể thiếu được đôi với sinh lý tiêu hoá của thỏ. Xơ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hoá và nhu động ruột bình thường, tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn ở manh tràng.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thỏ sẽ bị ỉa chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ thô phù hợp nhất là 13-15%. Nhưng nếu tăng tỷ lệ xơ thô trên 15% sẽ giảm mức tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ.

Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần xơ thô cao hơn(16-18%). Cung cấp xơ thô cho thỏ có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2-5 mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột.

Bài viết chúng tôi vừa chia sẻ trên đây hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ. Chúc bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để chăn nuôi thỏ hiệu quả hơn!

Xem thêm bài viết liên quan: 

>> Đặc điểm sinh sản của thỏ 

>> Cách điều khiển lan hồ điệp nở vào dịp tết

>> Phòng trừ bệnh cho lan hồ điệp

Bài viết liên quan

Back to top button
Close
Close