Đậu cô ve là gì? Kĩ thuật trồng đậu cô ve

Đậu cô ve là gì? Kĩ thuật trồng đậu cô ve được meoonline.vn chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc trồng loại đậu này. Mời bạn cùng theo dõi để rõ hơn nhé!

Đậu cô ve là gì? 

Tên gọi đậu cô ve thường gây nhầm lẫn với các loại đậu khác cũng được gọi là đậu ve trong tiếng Việt. Dùng để chỉ các loại đậu có tên green bean, string bean, snap bean ở đông bắc và phía tây nước Mỹ, hoặc tên ejotes ở Mexico, là quả chưa chín của những giống đậu được trồng riêng biệt để lấy cả vỏ lẫn ruột.

Tại các nước nói tiếng Anh, từ green bean hoặc common bean thông thường là tên gọi để chỉ phần quả đậu còn tươi, chưa chín của cây Á hậu đậu (Phaseolus coccineus), đậu đũa (Vigna unguiculata sesquipedalis), đậu ván, hay đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus). Đậu Hà Lan (Pisum sativum) đôi khi cũng được gọi là green bean tại Mỹ.

Kĩ thuật trồng đậu cô ve

1. Các loại giống đậu cove trên thế giới 

Giống lùn: Bao gồm các loại sau đây:

  • Đậu cô ve vàng, còn gọi là đậu vàng hay đậu cô bơ: Quả non có màu vàng; hạt hình bầu dục, màu đen bóng. Dùng để ăn quả non.
  • Đậu cô ve xanh, còn gọi là đậu đỏ, đậu quả cật, đậu cật lợn: Quả non màu xanh; hạt hình thận, màu đỏ, to nhất trong các giống cô ve. Có thể ăn quả non hoặc ăn hạt.
  • Đậu cô ve nâu: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục. Chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu xoát xông: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng. Chỉ ăn hạt.
  • Đậu cô ve đen hay đậu đen: quả non màu xanh, hạt màu đen, hình bầu dục. Chỉ ăn hạt.

Giống leo: Bao gồm các loại đậu như sau:

  • Đậu cô ve chạch hay đậu chạch, đậu Vân Nam: Quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình bầu dục dài. Ăn quả non.
  • Đậu cô ve bở hay đậu bở: Quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục. Ăn quả non.
  • Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu trứng sáo: Quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng. Chỉ ăn hạt.

2. Thời vụ gieo trồng đậu cô ve 

Theo kĩ thuật trồng đậu cô ve thì đậu có thể trồng được quanh năm. Vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, 12 Dương lịch. Vụ Hè Thu gieo vào tháng 5, 6 Dương lịch.

Vụ trồng tháng 12, 1 Dương lịch thường bị ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) gây hại nặng. Còn vụ tháng 7, 9 có sâu đục thân phát triển.

Kĩ thuật trồng đậu cô ve

3. Giống đậu cô ve tại Việt Nam 

Ở Việt Nam sẽ có 2 giống đậu cô ve đó là: giống hạt đen và giống hạt trắng. Giống hạt đen có khả năng chịu mưa hơn giống hạt trắng. Đậu đũa có 3 giống: hạt trắng, nâu, đỏ trắng.  

  • Lượng hạt giống cho 1ha: 1,5 - 2 kg.  
  • Cách gieo: Gieo 2 -3 hạt/hốc. Sau khi gieo rãi một lớp đất mỏng phía trên, rải Regent 0.3G. Trước khi gieo nên tưới đất trước và sau khi gieo chỉ tưới ít để hạt nẩy mầm, tránh tưới quá nhiều, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ hạt, hạt không mọc được.  

4. Chuẩn bị đất trồng đậu cô ve 

Có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là loại đất thịt pha cát, dễ thoát nước. Đất cần được phơi ải trước khi lên liếp.  

Khoảng cách trồng: Liếp rộng 1,2m, cao 15 - 20cm. Hàng cách hàng 80 - 100cm, hốc cách hốc 20 - 25cm, gieo 20 hạt/hốc.

5. Kĩ thuật trồng đậu cô ve thời kỳ bón phân

Lượng phân tính cho 1 ha: Phân chuồng hoai 20 tấn, phân super lân 200kg, phân urê 150kg, phân Kali 100kg.

Cách bón:  

Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai, Super lân và ¼ lượng phân hóa học khác.  

Bón thúc: Được chia thành 3 lần:

  • Lần 1 (12 - 15 ngày sau gieo): 1/4 lượng phân Urê và Kali.  
  • Lần 2 (khi ra hoa rộ, bắt đầu có trái): 1/4 lượng phân Urê và Kali.
  • Lần 3 (sau khi thu hoạch 4 – 5 đợt): lượng phân còn lại.  

Có thể dung phân bón lá hoặc vi sinh vật hữu hiệu, phun thêm từ 12 - 15 ngày sau gieo cho đến khi thu hoạch.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho đậu cô ve 

Theo kĩ thuật trồng đậu cô ve thì đậu cô ve bị các loại sâu bệnh hại chính sau: dòi đục lá, sâu đục quả, dòi đục gốc, sâu đo xanh, bệnh đốm lá. Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất.

Các biện pháp chăm sóc canh tác như bón phân cân đối, cắm chà, tưới nước đầy đủ giúp cho cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Có thể áp dụng các biện pháp che phủ bạt nilon để hạn chế cỏ dại và dòi đục lá.

  • Đối với dòi đục lá (sâu vẽ bùa): Có thể dùng Ofunack.  
  • Đối với bọ trĩ: Dùng Oncol …  
  • Đối với sâu đục quả: Dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid như Cyper,… hoặc dùng chế phẩm BT như Delfin, Biocin… Lưu ý: thường xuyên thăm đồng để phát hiện và dùng thuốc khi sâu còn nhỏ  
  • Đối với bệnh lỡ cổ rễ: Dùng các loại thuốc như Validacin, Rovral...  
  • Đối với bệnh trên lá: Có nhiều loại thuốc có thể trị được như Mexyl MZ...  

Toàn bộ những thông tin vừa rồi meoonline.vn đã kịp thời cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến đậu cô ve là gì cũng như kĩ thuật trồng đậu cô ve. Chúc bạn áp dụng thành công để có một khu vườn đậu cô ve xanh tốt!

Xem thêm bài viết liên quan: 

>> Kỹ thuật trồng dưa bao tử

>> Kĩ thuật bí đỏ 

>> Kĩ thuật trồng dưa hấu

Bài viết liên quan

Back to top button
Close
Close