Điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan
Điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan có những yêu cầu cụ thể cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau. Mời bạn cùng tham khảo để có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm để trồng hoa lan nhé!
Vì sao cần tìm hiểu điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan
Yêu cầu dưỡng chất tơi xốp, màu mỡ, thoáng khí, ít acid, không sâu bệnh, không độc, không ô nhiễm, kỵ phát nhiệt, khô, chua mặn, acid mạnh, chất dính.
Việc lựa chọn dưỡng chất liên quan đến rất nhiều các yếu tố như chậu trồng lan lớn hay nhỏ, chất đất (đất thịt hay đất tơi xốp), loại hoa, số lượng cây, ánh sáng ban công, thoáng gió, nhiệt độ, độ ẩm, phương pháp và sở thích của người trồng hoa.
Những nhân tố này khi chọn dùng đều phải xem xét cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy, nếu thiếu một nhân tố, sau khi trồng, nên quan sát tỉ mỉ, lan sau khi trồng 2 tháng nếu không có khởi sắc, hơn nữa nếu như xác định trong khâu quản lý không có vấn đề gì, điều này cho thấy việc lựa chọn dưỡng chất không thích hợp với sự sinh tồn của lan, như vậy nên lựa chọn dưỡng chất khác bằng cách đổi chậu, số lần đổi chậu không được quá nhiều.
Trồng hoa lan theo phương pháp hiện đại, kiểu ươm trồng không có đất dần thay thế ươm trồng có đất kiểu truyền thống.
Cụ thể điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan
1. Độ chua của dưỡng chất
Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của hoa là từ 5,5 - 6,5. Độ pH cao hơn hay thấp hơn phạm vi này đều gây trở ngại đến sự sinh trưởng của rễ lan, do đó giá trị pH cao thấp rất quan trọng đối với việc trồng hoa lan.
2. Tính năng cơ giới và giữ nước của dưỡng chất
Dưỡng chất kiểu hạt cứng có kết cấu chặt không lỗ như đá, gạch thường khả năng hút nước và giữ nước kém, khả năng bảo vệ những chất màu mỡ kém nhưng lại đảm bảo thông khí tốt. Còn những dưỡng chất tơi xốp nhiều lỗ như mạt gỗ, rêu nước khả năng hút nước và giữ nước rất mạnh. Cùng một loại dưỡng chất, hạt càng to khả năng hút nước và giữ nước càng kém, hạt càng nhỏ thì hút nước và giữ nước càng mạnh.
Dùng dưỡng chất loại hạt to để trồng hoa lan, giữa những hạt hình thành rất nhiều khe hở, dễ làm mất nước, việc điều tiết nước và thành phần chất dinh dưỡng cần phải được chú ý hơn. Dùng dưỡng chất hạt nhỏ, khả năng giữ nước của nó tương đối cao, tính năng thoáng khí kém, nên chú ý không nên tưới nước quá nhiều, nếu không sẽ dẫn tới nhũn gốc, cây sinh trưởng kém.
Thông thường hạt dưỡng chất càng lớn thì độ chặt của nó càng cao, khả năng giữ nước và hút nước kém. Khi đó gốc lan dễ bị thiếu nước mà dẫn đến hiện tượng sinh trưởng chậm, lá lan nhọn; hạt dưỡng chất càng nhỏ, độ chặt càng thấp, tỷ lệ ngậm nước của nó càng cao. Nhưng lại bị hạn chế khí oxy, gốc hoa dễ bị thiếu oxy dẫn đến thối nhũn (quá ẩm và thiếu khí là một trong những nguyên nhân làm cho lá và ngọn hoa bị đen, nhũn). Ngoài ra, dưỡng chất khi mới cho vào chậu khả năng giữ nước kém, cùng với sự kéo dài thời gian vun trồng mà tăng cường khả năng giữ nước.
Vì vậy theo điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan thì khi vun trồng nên sử dụng hỗn hợp dưỡng chất có khả năng hút nước và giữ nước kém, khả năng thông khí tốt với dưỡng chất có khả năng hút nước và giữ nước mạnh một cách thích hợp. Ví dụ như, trồng hoa lan ở mặt đất phần lớn đều dùng đất cát làm dưỡng chất. Do sự điều tiết khí ẩm ở trong đất, đất ở trong chậu thường xuyên được giữ ẩm mà không đóng tảng.
Nhưng trồng lan ở ban công, do thiếu sự điều tiết khí ẩm ở trong đất, do sơ ý hoặc do thời gian vun trồng kéo dài rất dễ làm cho đất bị kết tảng, nước không thể ngấm vào khi tưới, khí không thể lưu thông, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của gốc lan. Nếu thêm vào những dưỡng chất hạt thô hoặc đá, gạch nhỏ thì có thể giải quyết được vấn đề này.
Tính năng cơ giới của dưỡng chất bao gồm độ cứng, tính vụn, tính dính và góc cạnh của dưỡng chất. Còn một số dưỡng chất có tính năng hút nước mạnh, nhiều lỗ, xốp, trong một thời gian dài sẽ làm cho nước tồn đọng lại trong các khe của dưỡng chất, ảnh hưởng tới sự thông khí, bộ phận rễ cây thiếu khí mà xuất hiện tình trạng sinh trưởng không tốt. Nếu bón phân quá liều, hoặc muối tích tụ trong dưỡng chất quá nhiều rễ cây sẽ bị thối rữa mà chết.
3. Điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan về chủng loại dưỡng chất
Dưỡng chất trồng lan căn cứ vào tính chất của nó phân thành 10 loại. Cách dùng cũng căn cứ vào sự khác nhau về chất đất mà có sự khác biệt.
Nguyên liệu đá:
Như đá phồng, đá nổi, đá trân châu... Tính năng hút nước và thông khí của đá phồng rất tốt, tương đối nhẹ, hơn nữa có thành phần chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho việc sinh trưởng của hoa lan. Khi sử dụng cần phải đập nhỏ, sàng qua, bỏ đi phần bùn bám vào, căn cứ vào độ to nhỏ của viên đá phân dùng. Trên và dưới chậu có thể chỉ dùng đầu đá viên to, ở giữa có thể dùng loại đá có kích cỡ nhỏ như hạt đậu.
Đá bọt biển chất nhẹ, có thể nổi trên mặt nước, tính năng thông nước, thoáng khí tốt, cách dùng của nó tương đồng với đá phồng, trước khi dùng buộc phải rửa sạch thành phần bột đá và thành phần muối của nó. Cũng có thể dùng ở đáy chậu hoặc ở mặt chậu, ở giữa dùng nguyên liệu bùn. Nếu như toàn bộ chậu đều dùng đá nổi sẽ quá nhẹ, có thể cho thêm một vài nguyên liệu đá khác.
Đá trân châu là một loại đá phong hóa có màu vàng trắng hoặc màu đỏ son, dễ vỡ thành viên hoặc thành mảnh vụn. Cách dùng của nó về cơ bản giống hai loại nói trên. Vì chất của nó tương đối nặng, khi sử dụng có thể dùng hỗn hợp với đá nổi, tăng cường độ thông nước, thoáng khí. Cũng có thể phủ một ít rêu lên bề mặt chậu hoặc cát sông mới để cố định rễ cây.
Nguyên liệu đá nói trên có đặc điểm là thông nước, thoáng khí tốt, không dễ thối rễ, không dễ nhiễm khuẩn, phù hợp với yêu cầu vệ sinh. Khi vun trồng gốc cây dễ định hình, nhưng do khả năng giữ nước của nó kém, bay hơi nhanh, cần tưới nước đẫm, phun sương nhiều. Cũng có thể dùng rêu hoặc trấu phủ lên bề mặt chậu để bảo đảm độ ẩm không khí tương đối và giữ nước. Do nguyên liệu đá này chứa hàm lượng đạm ít nên trồng lan lá nghệ thuật là tốt nhất. Khi trồng, nên thường xuyên tưới phân bón để đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của lan.
Nguyên liệu gốm:
Trong điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan thì chúng ta cũng cần chú ý đến nguyên liệu gốm nghĩa là viên đất nung, chuyên dùng để trồng hoa, có độ lớn bằng hạt lạc hoặc hạt đậu, gạch vỡ, ngói vỡ hoặc những mảnh vỡ từ chậu gốm.
Nguyên liệu thích hợp cho các kiểu vun trồng cơ bản và giống như nguyên liệu đá. Viên gốm tương đối nhẹ, nên kết hợp dùng với nguyên liệu trấu hoặc cát.
Nguyên liệu đất:
Đất mùn, bùn ao, đất nung, đất mùn giữa núi, đất than bùn. Đất tiên, kết cấu hạt tốt, tính năng thoáng khí mạnh, có lợi cho sự phát triển của gốc nhưng nhanh khô.
Bùn ao nên dùng bùn ở giữa ao trong ao cá lâu năm, chất đất của nó tương đối cứng và mịn, có màu xanh đen. Lấy đất này phơi khô sau đó băm nhỏ, sàng bột bùn, phân ra thành hạt lớn nhỏ chuẩn bị dùng. Chất đất bùn tốt là chất đất cứng, khi ngâm nước cũng không dễ bị dung hòa, tính năng hút nước, giữ nước và thông nước đều tốt. Nhưng thành phần dinh dưỡng của nó quá nhiều, dễ sinh tạp khuẩn, nên sử dụng hỗn hợp với nguyên liệu đá. Có loại bùn ao do chất đất dễ bị dung hòa vì vậy khi cho vào chậu sau nhiều lần tưới nước lập tức bùn sẽ bị dung hòa hoặc kết mảng, loại bùn này không thích hợp để trồng hoa lan.
Đất nung không được nung quá già, nếu quá già sẽ bị khô, rễ lan không thể sinh trưởng dễ dàng. Đất sau khi nung không dễ dính, tính năng thấm nước và giữ nước của nó đều tốt, hơn nữa hàm lượng kali của loại đất này rất phong phú.
Tính năng của đất mùn không đồng nhất, có thể dùng nước ngâm thử. Ví dụ như loại đất quá dính, thấm nước kém và dễ đóng mảng thì không nên dùng. Đất sau khi ngâm nước mà vẫn không dễ bị dung hòa thì có thể dùng. Đất mục có thể phân thành đất mục lớp bể mặt, đất mục ở tầng sâu (đất mục dưới 1m) và đất mục tích tụ lại ở trong khe đá. Đất mục ở tầng sâu và đất mục tích tụ lại ở trong khe đá mềm, nhẹ, không viên thành cục tương đối lý tưởng.
Theo điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan thì trước khi sử dụng đất mùn cần phải phơi qua nắng hoặc dùng nhiệt độ cao để tiêu độc, ngâm trong nước 3 - 4 ngày. Sau khi nước ngấm thì đặt vào chậu.
Khi đã phối hợp giữa đất mùn và nguyên liệu trồng nên đem phơi dưới ánh sáng mặt trời vài ngày để tiêu độc, diệt khuẩn. Trước khi sử dụng nên tưới một ít nước cho ẩm, lấy tay viên thành cục rồi đặt rải rác.
Đất than bùn cần phải đo thử nồng độ pH. Nếu độ pH dưới 5 là đất quá chua, nên thêm vào một ít tro thảo mộc, bột xương. Giá trị pH là từ 6 - 6,5 có thể dùng. Đất than bùn thường đóng cục, đóng thành viên, trước khi dùng có thể phơi qua nắng, sau đó nghiền vụn thành hạt nhỏ, thêm vào bột xương và một lượng trấu thích hợp.
Nếu dùng nguyên liệu đất vun trồng, đáy chậu tốt nhất nên cho vào vụn đá hoặc gốm có độ cao bằng 1/3 hoặc 1/4 chậu để tiện cho việc thoáng khí, thông nước.
Nguyên liệu cát:
Các nguyên liệu cát gồm các hạt cát có độ to nhỏ như hạt đậu, cát sông thô hoặc cát nham thạch được lấy từ nham thạch phong hóa.
Nguyên liệu cát có thể cho thêm vào khoảng 7/10 mạt gỗ (lấy mạt gỗ dưới chân những chỗ trồng mộc nhĩ hoặc nấm hương, hoặc những mạt gỗ trong các nguyên liệu chăm bón đã bỏ đi, đặc điểm của nó là có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng của rễ lan). Ngoài ra có thể thêm vào 2/10 -3/10 đất nung hoặc đất mục, rêu nước để tăng thành phần phân bón của nguyên liệu trồng và táng tính năng giữ nước.
Cát nham thạch lấy từ nham thạch phong hóa, trước khi dùng nên sàng đi bột cát để tránh ảnh hưởng tối việc thông nước, thoáng khí.
Nguyên liệu cát có tính năng thông nước tốt, nên chú ý bổ sung thành phần nước và phân bón.
Nguyên liệu xỉ:
Như xỉ than (chú ý không nên nhầm với tro than), bã mía, vụn bông và mảnh vụn của vỏ sò, hến. Xỉ than nhẹ, có thể nghiền vụn thành dạng hạt cát, sàng đi thành phần bột xỉ, rửa lại nhiều lần để làm giảm đi khí nóng của nó, sau đó trộn thêm trấu, rất thuận tiện lại tiết kiệm chi phí, hiệu quả rất tốt, tuy nhiên tính năng phóng xạ của xỉ mạnh, không nên dùng nhiều ở trong nhà.
Bã mía rửa lại nhiều lần, giảm đi thành phần đường của nó, sau đó bám nhỏ, ủ sau khoảng một năm là có thể dùng. Có thể trộn dùng với các nguyên liệu khác.
Vụn bông là những nguyên liệu rơi vãi dưới chân của xưởng dệt bông, trong đó vẫn còn một lượng nhỏ hạt bông, sau khi thông qua ủ có thể trộn dùng với các nguyên liệu khác.
Đặc điểm của nguyên liệu xỉ là thoáng và nhẹ, tính năng thải nước và giữ nước tốt. Nhưng thành phần chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu xỉ tương đối ít, nên chú ý bón lượng phân thích hợp.
Nguyên liệu trấu:
Như mạt gỗ, xơ dừa (những chất từ bột vụn của xơ dừa). Thông qua thử nghiệm cho thấy, các loại mùn cưa không qua ủ cũng có thể trực tiếp dùng để trồng lan. Nhưng trước khi dùng nên ngâm trong nước nhiều lần để lấy đi nhựa cây có trong nó và phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, sau đó ngâm nước trong hai ngày là có thể dùng.
Xơ dừa là nguyên liệu dùng để chế tạo túi nilong nhựa, có thể trực tiếp dùng để trồng trọt. Trước khi sử dụng xỉ than buộc phải ngâm xỉ than trong nước trong thời gian nhất định. Thông thường phải để sau một năm mới sử dụng.
Nguyên liệu trấu tốt nhất là nên nên trộn thêm khoảng 2/3 cát, hoặc gô"m hoặc xỉ, như vậy tính năng thoát nước của đất trồng sẽ tốt. Tính năng giữ nước của nguyên liệu vỏ trấu tốt hơn so với các nguyên liệu đá, gốm và cát, không cần tưới nước quá nhiều, nhưng thành phần chất dinh dưỡng của nó không bằng nguyên liệu bùn vì vậy cần phải bón phân một cách thích hợp.
Rêu nước là rêu xanh sau khi đã được phơi khô, có tính giữ nước và hút nước rất mạnh, dùng để phủ lên mặt chậu để giữ nước.
Lưới bọc hoa quả được làm từ bọt bưởi, có thể dùng để lót dưới đáy chậu.
Các loại nguyên liệu như: Xơ dừa, rêu nước, than bùn, vỏ cây, xốp bọt biển, đá dăm, gốm, rễ dương xỉ và đất dinh dưỡng. Sử dụng các nguyên liệu hỗn hợp thường dùng để trồng lan: đất dinh dưỡng, đá dăm, đá kính.
Nguyên liệu sợi thực vật:
Gồm rêu nước, vỏ cây, cỏ, cây lau sậy, sợi gai, sợi đay, sợi cây cọ. Rêu nước dễ bị acid hóa (chua hóa) thích hợp với loại cây trồng ngắn ngày, khoảng 3 tháng - 6 tháng là bị chua hóa cần phải thay mới. Những nguyên liệu sợi thực vật khác, ngoài vỏ cây và vỏ cây cọ ra, những loại khác cần phải luộc lên loại bỏ cất đường và nhựa, sau đó đem sấy khô mới dùng.
Sử dụng nguyên liệu hỗn hợp thường dùng như đá dăm, đất dinh dưỡng, rễ dương xỉ vỏ cây và mùn cưa .
Vậy là từ bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn thêm hiểu rõ về điều kiện dưỡng chất trong nuôi trồng lan. Chúc bạn áp dụng thành công trong việc trồng lan!
Xem thêm các bài viết liên quan: