Kĩ thuật trồng cà chua

Tìm hiểu kĩ thuật trồng cà chua được meoonline.vn mang đến trong bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để trồng loại cây này thật tốt. Cùng bỏ ra vài phút theo dõi bài viết để rõ hơn bạn nhé!

Tìm hiểu về cây cà chua

Trước khi đi vào kĩ thuật trồng cà chua chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cây cà chua. Cà chua (danh pháp hai phần: Solanum lycopersicum), thuộc họ Cà (Solanaceae), là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

Cà chua thuộc họ cây Bạch anh, các loại cây trong họ này thường phát triển từ 1 đến 3 mét chiều cao, có những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác ví dụ nho. Họ cây này là một loại cây lâu năm trong môi trường sống bản địa của nó, nhưng nay nó được trồng như một loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới.

Tìm hiểu kĩ thuật trồng cà chua

1. Thời vụ và chọn giống trồng cà chua 

Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, đất có pH = 6.0 – 6.5. Nếu đất chua hơn phải bón thêm vôi Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1- 2 năm sau.

Thời vụ và chọn giống trồng cà chua

2. Làm đất trồng cà chua

Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần. Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ, sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng

Yêu cầu làm đất: Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120cm, rãnh rộng 20 – 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông- Tây.

3. Gieo hạt và ương cây con cà chua 

Trong kĩ thuật trồng cà chua thì bạn cần chú ý lượng giống dùng gieo trồng cho 1 ha tùy thuộc vào mật độ trồng, trọng lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm (mật độ trồng khỏang 17 ngàn đến 23 ngàn cây/ha, 1 gr hạt có khoảng 300 đến 400 hạt). Trước khi ngâm ủ nên phơi hạt giống ra nắng khoảng 1-2 giờ.

Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 6 - 7 giờ. Vớt hạt ra để ráo nước, gói vào khăn ẩm, cho gói hạt vào túi nilon (buộc miệng túi để chống thoát, hơi nước) và đem ủ ở nhiệt độ 26 – 280C. Sau thời gian ủ khoảng 72 giờ thì hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nhú mầm thì tiến hành gieo ngay, các hạt chưa nảy mầm thì tiến hành cung cấp đủ ẩm và ủ tiếp.

Có thể gieo hạt ra luống hoặc gieo trong bầu đất. Hiện nay đa phần bà con gieo hạt vào trong bầu đất để dễ vận chuyển khi trồng và đảm bảo chất lượng cây con tốt hơn. Đất luống gieo, đất bầu gồm 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro trấu + 0,2% lân. Nếu đất chua phải xử lý thêm vôi. Gieo hạt đều trên luống hoặc bầu sau đó rải 1 lớp đất mỏng lên trên mặt. Nên làm giàn che chắn và cung cấp đủ ẩm thường xuyên. Khi cây được 2 - 3 lá thật thì đem trồng.

Gieo hạt và ươm cây con cà chua

4. Mật độ trồng và khoảng cách trồng cà chua

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

  • Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60 cm, hoặc có thể là cây cách cây 40cm.
  • Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh.
  • Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.
  • Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

5. Kĩ thuật trồng cà chua về phân bón

Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân. Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như Agrodream, WEHG…

Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) như sau: 300 kg phân chuồng + 4 kg đạm Urê + 15 kg Supe lân + 5 kg Kali + 8 kg NPK Đầu Trâu( 16-16-8-13S).

  • Bón lót: trước khi trồng 3 - 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali.
  • Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3 ngày tưới các chế phẩm kích thích ra rễ xung quanh gốc như: Start Vitamin B1, Grow more Vitamin B1…
  • Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK Đầu Trâu( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.
  • Bón thúc lần 3: sau trồng 35 ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 - 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali + 2 kg NPK Đầu Trâu ( 16-16-8-13S) hoà nước tưới xung quanh gốc.

Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao như Botrac, HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.

Chăm sóc cho cà chua

6. Chăm sóc cho cà chua 

Kĩ thuật trồng cà chua: Tưới nước

Nhu cầu nước của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Kĩ thuật trồng cà chua: Vun xới

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: Lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Kĩ thuật trồng cà chua: Làm giàn

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Kĩ thuật trồng cà chua: Bấm ngọn và tỉa cành

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhaU.

Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 - 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới náchcọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi

Kĩ thuật trồng cà chua: Tỉa lá già

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

7. Thu hoạch cà chua

Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc. Năng suất giống địa phương thấp 10-15 tấn/ha, giống nhập nội 30-40 tấn/ha.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ đã giúp bạn có thêm những kĩ thuật trồng cà chua chính xác. Chúc bạn sớm thu được thành quả như mong đợi!

Xem thêm bài viết liên quan: 

>>  Kĩ thuật trồng tía tô 

>> Kĩ thuật trồng susu 

>> Kĩ thuật trồng dưa hấu 

Bài viết liên quan

Back to top button
Close
Close