Kỹ thuật trồng dưa bao tử
Dưa chuột bao tử là giống dưa có xuất xứ từ Hà Lan, là dạng cây thân leo, có tua cuốn, toàn thân có lông mềm, hoa đơn tính màu vàng, quả giống dưa chuột nếp ta nhưng ngắn và nhỏ hơn, có vỏ sù sì, đặc ruột, giòn, vị ngọt mát. Dưa bao tử được dùng chủ yếu để muối mặn, dầm dấm, ăn sống rất ngon miệng. Vậy bạn có biết kỹ thuật trồng dưa bao tử như thế nào để mang đến những trái dưa ngon hấp dẫn hay chưa? Nội dung dưới đây meoonline.vn sẽ tư vấn cùng bạn!
1. Chọn giống trồng dưa bao tử
Trong kỹ thuật trồng dưa bao tử thì khi chọn giống bạn có thể sử dụng giống Marina quả chùm hoặc giống.
Với giống lêvina quả đơn mang lại năng suất cao, thu hoạch sớm và tập trung (75- 80 ngày từ trồng đến kết thúc thu), chất lượng quả cao, hình dạng quả đẹp, kích thước quả đồng đều. Năng suất đạt trung bình 5 - 6 tấn/ha. Nếu chăm sóc tốt, trồng đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt từ 10 -1 2 tấn/ha.
2. Thời vụ trồng dưa bao tử
Trong kỹ thuật trồng dưa bao tử thì bạn có thể trồng theo 2 mùa vụ như sau:
- Vụ đông: gieo từ 20/9 - 5/10.
- Vụ xuân: gieo từ 5/2 - 5/3 nhằm tránh các đợt rét đậm vào cuối mùa xuân và các đợt gió Lào đầu mùa hè, đảm bảo khung thời vụ có nhiệt độ trung bình từ 18 - 20°c, cao nhất không quá 30°c và thấp nhất không dưới 14°c.
3. Kĩ thuật làm đất trồng dưa bao tử
Chọn đất luân canh với cây trồng khác họ bầu bí, loại đất thịt nhẹ, đất thịt pha hoặc đất phù sa có độ pH 6,5 - 7,5 có hàm lượng hữu cơ trên 1,5%.
Đất được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên 'uống rộng từ 1,1 - l,2m, cao từ 20 - 30cm.
4. Kĩ thuật bón phân cho dưa bao tử
Tiếp đến theo kỹ thuật trồng dưa bao tử thì khi bón phân bạn cần phải lưu ý tuyệt đối không dùng phân tươi, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục. Và tuân thủ theo các yêu cầu như sau:
Lượng phân bón:
- Phân chuồng hoai mục từ 20 - 25 tấn/ha hoặc 7 - 8 tạ/sào Bắc Bộ.
- Supe lân: 560kg/ha (20kg/sào Bắc Bộ).
- Phân đạm urê: 150 - 200kg/ha (6 - 7kg/ sào Bắc Bộ).
- Phân kali sunphat: 270kg/ha (lOkg/sào Bắc Bộ).
Trong trường hợp thiếu phân chuồng có thể sử dụng phân hũu cơ vi sinh do các xí nghiệp công nghiệp sản xuất.
Phương pháp bón: Toàn bộ phân chuồng + phân lân + 20% phân kali + 20% phân đạm dùng bón lót theo hốc hoặc rãnh sâu từ 15 - 20cm. Sau đó phủ một lớp đất dày từ 5 - 7cm trở lên. Số phân còn lại dùng để bón thúc.
5. Kỹ thuật xử lý hạt giống và gieo trồng dưa bao tử
Cách xử lý hạt giống dưa bao tử: Theo kỹ thuật trồng dưa bao tử thù trước khi gieo, hạt giống cần được ngâm vào nước sạch có nhiệt độ 40 - 50°c (3 sôi, 2 lạnh) trong thời gian từ 2 - 3 giờ. Hạt được vớt ra đãi sạch, để róc nước, đem gieo trồng trên đất đã lên luống và đủ độ ẩm.
Cách gieo trồng dưa bao tử: Mỗi luống trồng 2 hàng, theo phương pháp bổ hốc hoặc theo rãnh. Khoảng cách hàng X hàng 60 - 65cm, cây X cây 25 - 30cm, mỗi hốc gieo 1 hạt (1 sào từ 1200 - 1400 cây), sau khi gieo phải phủ lớp một lớp đất mỏng.
Nên gieo bầu trước khi trồng ra ruộng: Dùng túi nilông (PE) đường kính lOcm, cao 15cm. Đất bầu gồm 50% đất mầu trên ruộng chuẩn bị trồng dưa + 5C% phân chuồng mục. Hạt sau khi xử lý trồng vào bầu sâu 1 - 2cm. khi cây có 5 - 7 ngày tuổi (1 - 2 lá thật) đem trồng, khi trồng bỏ hoặc rạch túi cho cây dễ phát triển.
6. Kỹ thuật trồng dưa bao tử khi tưới nước
Dùng nước sạch hoặc nước sông, không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù chưa qua xử lý. Sau khi gieo 2 - 3 ngày tiếp tục tưới giữ ẩm thường xuyên hàng ngày cho đến khi kết thúc vụ. Có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh, khi nước ngập 1/3 rãnh thì tháo cạn ngay.
7. Kỹ thuật chăm sóc dưa bao tử
Theo kỹ thuật trồng dưa bao tử thì bạn cần chăm sóc như sau:
- Vun xới: Khi có 1 - 2 lá thật thì làm cỏ, vun xới lần 1. Khi dược 4 - 5 lá thật thì làm tiếp lần 2 và vun cao gốc.
- Cắm giàn, bấm ngọn: Dưa chuột là cây thân bò nên phải làm giàn trước khi cây có tua cuốn, cây giàn cắm xen vào 2 hàng dưa, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao l,5m. Cây được buộc vào giàn bằng dây mềm, buộc liên tục cho ngọn hướng lên trên. Để cho năng suất cao, vụ xuân có thể bấm ngọn khi cây đạt độ cao từ 70cm và đốt quá dài.
- Bón thúc: Từ 2 lá sò đến 4- 5 lá thật phải bón thúc liên tục. Cứ 4 - 5 ngày tưới thúc 1 lần phân urê với lượng 0,5kg/sào, pha nồng độ 1%, số lượng urê bón trong đợt này là 5kg/sào. Khi cây lên giàn, ngừng bón đạm mà bón phân kali 1/2kg/sào, nồng độ pha 1%. Số lượng kali bón thúc được chia đều trong 45 ngày.
8. Kỹ thuật trồng dưa bao tử để phòng trừ sâu bệnh
Dưa chuột thường bị nhiều sâu bệnh hại, trước hết phải tiến hành phòng trừ thông qua biện pháp tổng hợp như trồng đúng thời vụ thích hợp. Cần trồng trên đất luân canh, bón phân cân dối NPK, tưới tiêu hợp lý, không để úng ngập, thực hiện vệ sinh đồng ruộng thường xuyên.
Các loại sâu và cách phòng trừ:
- Sâu xám (Agrotis ipsilon Hufnagel: Thường gây hại khi cây non. Ban ngày ẩn náu dưới đất, đêm chui lên cắn ngang gốc cây làm khuyết cây. Để phòng trừ cần luân canh với cây trồng nước, cày bừa làm ải đất trước khi trồng. Khi thấy cây bị cắn, dùng que đào quanh gốc bắt sâu. Có thể dùng Basudin 5G (10G) rắc vào đất để phòng trừ sâu xám.
- Rệp Aphis sp: Có nhiều lứa trong năm, khi mật độ rệp trên cây cao chúng hình thành dạng có cánh bay sang cây khác hình thành bầy rệp mới. 0 rệp thường tiết ra dịch mật do đó thu hút kiến. Loại mật này cũng là môi trường dinh dưỡng cho nấm muội sinh trưởng. Cây bị rệp hại, còi cọc, lá nhăn quăn xuống, phía trên của lá dính và có muội che phủ. Để phòng trừ rệp cần đảm bảo ruộng đủ ẩm thường xuyên, tránh khô hạn kéo dài. Thuốc hóa học để trừ rệp có thể là Bassa 50EC, cách ly 7 ngày; Polytrin 25EC, cách ly 14 ngày.
Ngoài ra còn có các loại sâu vẽ bùa dục trong lá làm trắng lá ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, ruồi đục quả làm quả cong queo, bọ phấn truyền bệnh khảm lá… Các loài này cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.
Cách loại bệnh hại dưa bao tử và cách phòng trừ:
- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt): Đây là bệnh nguy hiểm nhất, gây hại cho dưa chuột ở tất cả các vụ trồng, đặc biệt khi nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao. Bệnh gây các vết thâm vuông cạnh trên mặt lá, lan rộng toàn lá và chết. Bệnh xuất hiện ở các lá gốc, lá bánh tẻ trước. Khi bệnh xuất hiện cần tỉa các lá già, lá bệnh và dùng thuốc Ridomil MZ 72WP, sau phun cách ly 7 ngày. Phun Booc đô 1% hoặc Zineb 80WP cũng có tác dụng phòng trừ bệnh.
- Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum): Bệnh thường xuất hiện giữa hoặc cuối thời kỳ sinh trưởng. Các giống địa phương ít nhiễm bệnh này so với các giống nhập nội. Dùng thuốc Bayleton 25EC,thời gian cách ly 14 ngày, Sumi-eight 12,5WP.
- Chú ý: Do dưa chuột bao tử thu hoạch thường xuyên(ngày 1 - 2 lần. Vì vậy trong thời gian này phải tránh phun thuốc hóa học, tập trung chăm sóc cây tốt, bón phân cân đối, ruộng thông thoáng để ngăn chặn dịch sâu bệnh. Sau thời kỳ ra hoa chỉ được dùng thuốc sâu sinh học, chủ yếu dùng BT 0,2 - 0,3%, Delfin WP (32 BIU), Xentari 35WDG.
9. Thu hoạch dưa bao tử
Trong kỹ thuật trồng dưa bao tử thì giai đoạn thu hoạch chúng ta bắt đầu thu quả từ lứa hoa thứ hai, thu liên tục. Thời kỳ đầu, ngày thu 1 lần, thời kỳ rộ ngày thu 2 lần, sáng sớm và chiều tối để đảm bảo chất lượng quả, động tác hái quả nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thân cây. Phân loại quả, bảo quản vận chuyển bằng thùng carton.
Chia sẻ từ bài viết trên hy vọng chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều bí quyết về kỹ thuật trồng dưa bao tử. Chúc bạn thực hành thành công!