Những tác dụng tuyệt vời của cải xoong

Rau cải xoong là nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào nhất và chứa những bài thuốc quý đối với cơ thể con người, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ thì đây còn là nguồn thực phẩm làm đẹp quan trọng. Ngoài ra cải xoong còn có nhiều tác dụng khác nữa. Nếu bạn đang băn khoăn không biết tác dụng của cải xoong là gì xin hãy cùng đón xem bài viết sau để rõ hơn!

Đặc điểm của cây cải xoong 

Trước khi đến với tác dụng của cải xoong chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua đặc điểm của nó. Ở đây cải xoong được biết đến là loại cải có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh.

Về thành phần hoá học, trong 100g cải xoong có 93,7g nước, 2,1g protit, 1,4g gluxit, 2g xenlulo, 69mg canxi, 28mg photpho, 1,6mg sắt, nhiều iốt và vitamin C. Cây có hoạt chất gọi là senevol và tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu khoảng 0,05%.

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C). 

Tác dụng tuyệt vời của cải xoong

1. Tác dụng cải xoong từ món ăn

Cải xoong được dùng chữa bệnh thông qua món ăn như:

  • Chữa ho: Dùng tươi, ngày dùng từ 20 - 100g rau tươi và ép lấy nước. Không nên sắc uống vì sẽ kém tác dụng do hoạt chất của cây thuốc đã bị bay hơi. Chính nhờ hoạt chất này (chất senevol) nên cải  xoong có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho. 
  • Chữa bướu cổ: Ăn cải xoong mỗi ngày giúp phòng và chữa bướu cổ.
  • Chữa ho và chảy máu chân răng, phòng bệnh bứu cổ: Làm món cải xoong trộn cùng dầu giấm để ăn sống sẽ mang đến công dụng này. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: Cải xoong khoảng 200g; 1 quả cà chua; Rau mùi, kinh giới mỗi thứ một ít; Dầu ô liu hai thìa canh; Tỏi, ớt, mắm, giấm vừa đủ.
  • Các loại rau đều được nhặt và rửa thật sạch, vẩy hết nước. Cà chua thái lát mỏng. Cách trộn dầu giấm như trộn rau xà lách.  Cũng có thể dùng những nguyên liệu trên, thêm lạc rang giã nhỏ vào chế biến thành món nộm cải xoong, ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh. 

2. Tác dụng cải xoong qua bài thuốc

  • Chữa tàn nhang: Dùng hỗn dịch gồm dịch cải xoong 3 phần, mật ong 1 phần, trộn đều. Lấy vải mềm đắp tẩm ngày 2 lần (sáng, chiều), rồi rửa sạch. 
  • Chữa bí tiểu tiện: Cải xoong 1 nắm, hành 3 củ, củ cải 2 củ, nước 1 lít, sắc lấy nước uống vào giữa bữa ăn. 
  • Chữa tăng huyết áp: Lấy dịch cải xoong uống ngày 2 lần, mỗi lần 100ml
  • Chữa cảm mạo: Dùng rễ cải thìa 50g - rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g, sắc nước uống trong ngày (Theo Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Chữa ho gà: Dùng rễ cải thìa 2 cái, đường phèn 30g, sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Viêm phế quản, suyễn thở: Dùng hạt cải canh (sao) 3 - 6g, hạt củ cải (sao) 6 -9g, vỏ quít 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Chữa viêm loét chân răng: Dùng rau cải canh thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, ngày bôi vào chân răng 3 - 4 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam).
  • Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: Dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Chữa viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi: Dùng rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Thông thường sau 3 - 4 ngày là khỏi bệnh. Đối với trường hợp vết loét trong khoang miệng đã ăn sâu cần bôi thuốc nhiều ngày hơn.
  • Kiết lị ra máu, bụng đau, bồn chồn: Dùng cải cả cây, rửa sạch, giã vắt lấy 2 chén nước, hòa thêm 1 chén mật ong vào, hâm nóng uống.
  • Chữa viêm thận: Dùng rau cải canh tươi 150g (khô 50g), đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa 25 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, trộn đều, sau khi canh chín thêm chút muối; Mỗi ngày ăn một lần sau bữa cơm trưa, liên tục trong nhiều ngày, hoặc có thể dùng cải canh khô sắc nước uống thay trà. 
  • Hành kinh đau bụng do huyết ứ: Dùng hạt cải 9g, hồng hoa 9g, diên hồ sách 9g, đan sâm 15g, xích thược 12g, hương phụ 12g sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Sản hậu đau bụng do huyết ứ: Dùng hạt cải (sao) 6g, đương quy 9g, quế 4,5g; sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Chữa sản máu hôi ra không ngừng, bụng ngực đau nhói: Dùng hạt cải (sao), quế - hai vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng giấm nấu với bột mì thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt nhãn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 1 - 2 viên, chiêu thuốc bằng rượu ấm (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
  • Chữa sản hậu chóng mặt: Dùng hạt cải, sinh địa (khô) - hai thứ liều lượng bằng nhau; tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc, gừng tươi 7 lát, rượu, đồng tiện và nước - mỗi thứ nửa chén, sắc cạn còn 7 phần uống (Ôn thị hải thượng tiên phương).
  • Phụ nữ sau khi sinh ít sữa: Dùng cải cả cây, giã đắp lên vú (Nhật dụng bản thảo).

Như vậy là bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng tuyệt vời của cải xoong. Chúc bạn ứng dụng thành công trong cuộc sống!

Bài viết liên quan

Back to top button
Close
Close