Tác dụng của sả và lá lốt
Ở Việt Nam, cây lá lốt và cây sả là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Các bà nội trợ thường dùng lá lốt, cây sả để chế biến thành các món ăn hàng ngày bởi lá lốt và có vị thơm nên rất dễ ăn và khử mùi tanh của thực phẩm. Nhưng ngoài công dụng nấu ăn thì loại rau này còn có tác dụng gì bạn biết chưa? Bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tác dụng của sá và lá lốt.
Tác dụng của sả trong việc chữa bệnh và phòng bệnh
1. Tác dụng của sả dùng chữa bệnh
Cây sả mang đến nhiều tác dụng khác nhau như là:
- Phòng sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước: Lấy nõn sả muối dưa ăn.
- Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày.
- Chữa chàm mặt trẻ em: Dùng riêng, lấy rễ tươi giã nát, xát vào vết chàm.
- Chữa tiêu chảy: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g. Đem sắc uống. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.
- Chữa đau dạ dày - tá tràng: Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. Tất cả đem đi tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.
- Chữa ho: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). Đem trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml.
- Chữa loét lợi, hôi nách: Tác dụng của sả còn được đánh giá cao để chữa hôi nách, hoét lợi. Bạn chỉ cần dùng rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi lên vết thương.
2. Tác dụng của sả trong việc phòng bệnh
Nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu.
Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh.
Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.
Đặc điểm của lá lốt và tác dụng lá lốt
1. Về đặc điểm của lá lốt
Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), được trồng lấy lá làm gia vị và làm thuốc, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.
Cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng và có chứa một hạt.
2. Tác dụng của lá lốt dùng chữa bệnh
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau:
Để chữa đau nhức xương khớp:
- Bài thuốc 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày
- Bài thuốc 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.
Để làm ấm trung tiêu, ấm dạ dày:
Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.
Bài thuốc chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
Bài thuốc chữa lỵ:
Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống.
Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:
Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.
Hy vọng qua bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của sả và lá lốt. Đón xem thêm nhiều bài viết khác của meoonline.vn để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan khác!
Xem thêm:
>> Lan hồ điệp là gì? Kỹ thuật trồng lan hồ điệp